Cán bộ, công chức có được thành lập doanh nghiệp

Chủ nhật - 13/11/2022 20:12
Hỏi: Công chức là người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước, vậy, công chức có được thành lập doanh nghiệp và đồng thời làm giám đốc doanh nghiệp không?
    Trả lời: Điều 18 Luật Doanh nghiệp năm 2014 nêu rõ, tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này trừ các trường hợp sau: Cơ quan Nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ những người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác…
 
    Như vậy, cán bộ, công chức không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp. Tuy nhiên, tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau: Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức. 

    Theo quy định, tại Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 thì người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị không được: Thành lập, tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp danh, hợp tác xã; Thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã thuộc lĩnh vực mà trước đây mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định. 

    Cũng theo quy định tại Điều 20 Luật Phòng, chống tham nhũng thì không chỉ công chức không được làm giám đốc doanh nghiệp mà người thân của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng không được: Giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị của những người này; Giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng với cơ quan, tổ chức, đơn vị của những đối tượng này; Kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề do những người này trực tiếp quản lý... 

    Như vậy, nếu công chức là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong cơ quan, đơn vị thì người thân gồm vợ, chồng, bố, mẹ, con cũng không được làm giám đốc của doanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề mà người đó trực tiếp quản lý. 

    Tại Khoản 3, Điều 14, Luật Viên chức về quyền của viên chức về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định: Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. 

    Từ những căn cứ trên, có thể khẳng định, công chức không thể đồng thời làm giám đốc, người quản lý doanh nghiệp. Quy định này nhằm ngăn chặn tình trạng tiêu cực, phòng tránh tham ô, tham nhũng.

Tác giả bài viết: Nguồn: Website Ban Nội Chính Trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 3 trong 3 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 3 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây